Formosa có tới 53 lỗi vi phạm

Trong tuần này, Chính phủ sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ cho bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Câu chuyện Formosa hủy hoại môi trường, khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung đã làm “nóng” phiên làm việc cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa XIII diễn ra hôm 11-7.

Formosa tự ý đổi công nghệ xả thải

Mở đầu phần thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh yêu cầu: “Vụ Formosa vừa rồi, sau khi kiểm tra, phát hiện nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, sử dụng lao động nước ngoài ở Khu kinh tế Vũng Áng… Đề nghị Chính phủ cho biết thêm thông tin”.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà báo cáo, qua kiểm tra đã phát hiện Formosa Hà Tĩnh chạy thử nghiệm khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, cho phép. Formosa có sáu nhà thầu phụ đến từ Trung Quốc, thực hiện chuyển giao công nghệ, lắp ghép thiết bị và vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Qua kiểm tra, các cơ quan chức năng cũng phát hiện Formosa có tới 53 hành vi vi phạm, chủ yếu liên quan đến thiết kế, vận hành, xây dựng, thi công… “Trong 53 hành vi đó có một vi phạm rất quan trọng là Formosa đã tự ý thay đổi công nghệ xử lý cốc khô (thân thiện môi trường) sang công nghệ xử lý cốc ướt (làm phát sinh rất nhiều chất thải, đặc biệt là khí thải ra môi trường). Tuy việc thay đổi này không liên quan tới sự cố môi trường làm cá chết hàng loạt nhưng đã vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật của Việt Nam” - ông Hà nói.

Cũng theo người đứng đầu Bộ TN&MT, hiện hệ thống xả thải của Formosa đang vận hành thử. Lò luyện cốc, nơi có nguồn thải nguy hiểm nhất, mới chỉ chạy thử 1/4 công suất nên việc gây ô nhiễm như vừa qua có thể khẳng định là do sự cố. “Nếu được vận hành đầy đủ công suất, đúng quy định và được kiểm tra chặt chẽ thì hệ thống xử lý của Formosa có thể kiểm soát được việc xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường” - ông Hà trình bày.

 

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga: Đề nghị rà soát, kiểm tra tất cả nhà máy, dự án có khả năng gây ô nhiễm lớn.

Nhiều “yêu sách” được đáp ứng rất nhanh

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến đặt vấn đề: Đây là một dự án được phê duyệt rất nhanh, báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được phê duyệt rất nhanh. Sau khi được cấp phép, nhà đầu tư đưa ra nhiều “yêu sách” và cũng được đáp ứng rất nhanh... Cuối cùng là hậu quả xảy ra cũng rất nhanh. Do vậy, ông Chiến đề nghị phải làm rõ và trả lời cho cử tri, nhân dân cả nước về trách nhiệm, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong vụ việc nghiêm trọng này.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đề nghị Chính phủ phải siết chặt việc kiểm tra các dự án có khả năng gây ô nhiễm. “Tôi đề nghị rà soát, kiểm tra tất cả nhà máy, dự án có khả năng gây ô nhiễm lớn. Về lý thuyết, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là barie quan trọng đầu tiên dự án phải vượt qua. Song trên thực tế nhiều ĐTM được chủ đầu tư làm chỉ để đối phó, thậm chí cắt dán từ các dự án khác nhau vẫn được phê duyệt” - bà Nga nói.

Hậu quả nặng nề, tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của sự cố vừa qua tới hoạt động du lịch tại bốn tỉnh miền Trung.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thừa nhận: “Tại bốn tỉnh bị ảnh hưởng đến nay các nhà hàng vẫn chưa kinh doanh trở lại, nhiều dân địa phương và khách du lịch cũng chưa dám tắm biển”. Ông Dũng cho biết trong tuần này, Chính phủ sẽ họp tìm giải pháp hỗ trợ cụ thể hơn cho bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ khi giải quyết sự cố Formosa nhưng Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ vẫn tỏ ra băn khoăn vì sự cố vẫn còn tiềm ẩn quá nhiều vấn đề. “Bao giờ khắc phục được môi trường? Đến bao giờ khôi phục được nghề cá, ngành du lịch? Vụ Formosa còn tiềm ẩn nhiều hệ quả phức tạp, nếu không có dự kiến, lường trước hướng giải quyết thì tình hình diễn biến sẽ rất phức tạp. Sự cố này không đơn giản chỉ ảnh hưởng về mặt kinh tế, mà gắn với quốc phòng an ninh” - ông Tỵ nhấn mạnh.

70% lao động ở Formosa được cấp giấy phép

Về vấn đề sử dụng lao động nước ngoài ở Khu kinh tế Vũng Áng, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết: Bộ đã tổ chức nhiều đoàn cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra việc cấp giấy phép cho các lao động nước ngoài. Hiện nay có 70% lao động ở Formosa được cấp giấy phép, còn nhân công của các nhà thầu luôn biến động phụ thuộc vào từng giai đoạn.

“Hiện việc cấp giấy phép đang giao cho Hà Tĩnh quản lý. Theo chúng tôi được biết thì lâu nay việc cấp phép được thực hiện đúng quy định” - ông Huân nói.

Tags: Formosa, khu kinh tế, Vũng Áng, Hà tĩnh, lao động nước ngoài, nhân công, ô nhiễm, moi trường
Các tin khác
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Xem trộm đoạn chat của con gái lớp 7, chị Hà sốc khi thấy cô bé ngoan, học giỏi lại văng tục...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Biết cửa hàng vào tối muộn chỉ có một nữ nhân viên, nghi phạm 17 tuổi đeo khẩu trang, cầm dao xông...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Cơ sàn chậu suy yếu dần theo tuổi, số lần mang thai và sinh đẻ nhiều khiến phụ nữ trên 40 tuổi...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Hacker Nga được cho là đã đánh cắp tin nhắn của hàng chục nghìn thành viên Facebook và rao bán 0,1 USD...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
​Người mắc hội chứng Dancing Mania sẽ nhảy múa cho đến chết mà các bác sĩ không biết được vì sao họ...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Cho rằng bị coi thường, Khôi cầm dao rựa chém ông anh đang ngồi trước máy vi tính ở trong nhà.
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Trong khoảng 24 bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 670km về phía Đông
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Vé số trúng thưởng gần 100 tỷ của Vietlott lần thứ 3 được phát hành tại TP HCM.
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Anh Đồng là bệnh nhân được các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP HCM ấn tượng bởi "xin bác sĩ mổ...
Khách Sạn Phố Cổ Bình Thạnh
Xác định Grab là đơn vị kinh doanh vận tải taxi, VKS đề nghị HĐXX chấp nhận đơn kiện của Vinasun.

khach san pho co quan binh thanh, khách sạn phố cổ quận bình thạnh